Search
Close this search box.

VIÊM MŨI XOANG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

z5477771215540 6e7ed450878373052b42f5b0275fdd56

 

Viêm mũi xoang là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến hiện nay. Bệnh tuy lành tính nhưng điều trị không đúng cách có thể diễn tiến dai dẳng, gây biến chứng nguy hiểm.

z4152994843220 8af73be9f4f45ecd3ad1c68be2f6f421

Viêm mũi xoang là gì?

Viêm mũi xoang là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm, phù nề và xuất tiết nhiều dịch nhầy. Viêm mũi xoang có thể là cấp tính hoặc mạn tính tùy thuộc vào thời gian kéo dài của bệnh.

  • Viêm mũi xoang cấp tính: Là một quá trình viêm niêm mạc mũi xoang khởi phát đột ngột, diễn biến nhanh, các triệu chứng rầm rộ, có thể kéo dài đến 4 tuần. Bệnh có thể xảy ra một hoặc nhiều đợt trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Viêm mũi xoang mạn tính: Là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang kéo dài hơn 12 tuần.

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang

Các nguyên nhân viêm mũi xoang thường gặp nhất như sau.

1. Nguyên nhân viêm mũi xoang cấp tính

  • Do virus: Đây là một tình trạng bệnh thường tự giới hạn, trong đó thời gian triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày.
  • Do vi khuẩn: Tỷ lệ nhỏ bệnh nhân mắc ARS sau siêu vi có thể phát triển thành.

2. Nguyên nhân viêm mũi xoang mạn tính

  • Thường do viêm xoang cấp tính không được điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần dẫn đến mạn tính.
  • Nguyên nhân cũng có thể do các bất thường trong cấu trúc mũi xoang.
  • Do viêm mũi xoang dị ứng.

Triệu chứng bệnh viêm mũi xoang

1. Triệu chứng viêm mũi xoang cấp tính

Người bệnh được xác định viêm mũi xoang cấp tính nếu có tình trạng chảy mũi nhầy đục (trước hay sau) kèm một trong hai hoặc cả hai triệu chứng: nghẹt mũi, đau nhức mặt.

Phân biệt viêm mũi xoang do virus hay do vi khuẩn dựa vào tình trạng và thời gian bệnh.

Do virus hoặc cảm lạnh thông thường:

  • Thường tự giới hạn trong vòng 10 ngày
  • Có thể kéo dài hơn 10 ngày, nhưng mức độ nặng bệnh giảm dần

Do vi khuẩn:

  • Triệu chứng viêm mũi xoang cấp kéo dài trên 10 ngày mà không cải thiện về triệu chứng;
  • Xuất hiện đợt triệu chứng nặng hơn: sốt trở lại, nhức đầu, gia tăng chảy mũi đục nhiều;
  • Khởi phất triệu chứng nặng: sốt cao trên 39 độ C và chảy mũi mủ, hay đau nhức mặt, kéo dài ít nhất 3-4 ngày liên tục ngay từ lúc khởi phát bệnh.(1)

Triệu chứng viêm mũi xoang cấp tính gồm:

  • Dịch tiết mũi (với ưu thế một bên) và sự hiện diện của mủ trong khoang mũi;
  • Đau cục bộ dữ dội (với ưu thế một bên);
  • Sốt >38°C;
  • Tăng tốc độ lắng hồng cầu (ESR) và nồng độ protein phản ứng C (CRP).

2. Triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính

  • Nghẹt mũi: Gây ra bởi sự phù nề niêm mạc, tắc nghẽn dịch nhầy mũi;
  • Chảy nước mũi: Chảy dịch nước mũi trước và sau, có thể thay đổi từ dịch tiết trong suốt sang dịch nhầy;
  • Rối loạn khứu giác: Thường gặp tình trạng giảm khứu giác hoặc thậm chí mất khứu giác;
  • Đau nhức vùng mặt;
  • Bệnh nhân có thể kèm các triệu chứng: đau đầu, ho, mệt mỏi, hơi thở hôi.

Chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang

1. Chẩn đoán viêm mũi xoang cấp tính

Các biểu hiện viêm mũi xoang chẩn đoán cấp tính bao gồm:

  • Tắc/nghẹt mũi;
  • Thường xuyên chảy nước mũi trước hoặc sau với dịch đục/vàng;
  • Đau mặt/nhức đầu;
  • Ấn các điểm xoang gây đau;
  • Rối loạn khứu giác;
  • Ngoài các dấu hiệu trên, một số triệu chứng như nuốt đau, khó phát âm, ho, ù tai; và các triệu chứng toàn thân như suy nhược, mệt mỏi, và sốt trên 38 độ cũng có thể xảy ra;
  • Nội soi mũi trước và soi họng để kiểm tra dịch tiết.

2. Chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính

Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, khai thác bệnh sử, thăm khám thực thể và tiến hành kiểm tra cận lâm sàng.

2.1 Nội soi mũi

Nội soi mũi cho phép đánh giá tình trạng ứ dịch ở khe giữa, khe trên, ngách sàng bướm, vòm họng và đường dẫn lưu, cấu trúc mũi bất thường như vẹo vách ngăn, khí hóa cuốn mũi, phì đại cuốn mũi…

2.2 Đánh giá hình ảnh

  • CT là phương tiện giúp chẩn đoán viêm xoang cấp, viêm xoang mạn, biến chứng viêm xoang: ăn mòn hủy xương chèn ép cấu trúc lân cận, đồng thời loại trừ những nguyên nhân khác như u, nấm xoang…
  • MRI được ứng dụng đánh giá mô mềm, khối u, cũng như biến chứng của viêm xoang lan đến nội sọ.

2.3 Soi vi khuẩn/nuôi cấy dịch tiết xoang

Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp không đáp ứng điều trị hoặc bệnh nhân dị ứng nhiều loại kháng sinh.

2.4 Sinh thiết

Được chỉ định để chẩn đoán phân biệt các bệnh tự miễn dịch, bệnh u hạt, đồng thời loại trừ các khối u.

Cách điều trị viêm mũi xoang

1. Điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Để điều trị viêm mũi xoang cấp tính có hai phương pháp chính là dùng thuốc và rửa mũi.

1.1 Thuốc kháng sinh

Thường dùng trong khoảng từ 7-10 ngày khi các triệu chứng không cải thiện mà ngày càng nghiêm trọng, với các triệu chứng sau:

  • Đau nhức nhiều hơn, xuất hiện dịch mủ;
  • Bệnh nhân có triệu chứng nặng ngay lúc khởi phát bệnh (sốt >37,8°C và đau mặt dữ dội);
  • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

1.2 Corticosteroid đường uống

Thường được khuyến nghị cho những bệnh nhân bị viêm xoang mũi cấp tính xuất hiện triệu chứng đau mặt dữ dội.

Corticosteroid đường uống có thể được sử dụng trong 3-5 ngày. Các loại Corticosteroid đường uống thường được sử dụng như methylprednisolone và prednisone.

1.3 Rửa mũi

Việc rửa mũi bằng nước muối thường được khuyến nghị ở những bệnh nhân viêm mũi xoang cấp tính. Phương pháp này giúp làm sạch xoang mũi, giảm phù nề niêm mạc, xoang dẫn lưu tốt hơn.

2. Điều trị viêm mũi xoang mạn tính

Việc điều trị viêm mũi xoang mạn tính bao gồm điều trị bằng thuốc. Nếu không đáp ứng điều trị nội khoa, phẫu thuật sẽ là lựa chọn tiếp theo.

2.1 Điều trị bằng kháng sinh

Được chỉ định ở các bệnh nhân đợt viêm mũi xoang cấp tái phát do vi khuẩn trên nền bệnh viêm mũi xoang mạn tính.

2.2 Corticosteroid

Trị liệu bằng corticosteroid tại chỗ đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân có polyp mũi.

  • Trị liệu bằng corticosteroid toàn thân: được áp dụng cho các trường hợp viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi, với các triệu chứng không được kiểm soát và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân được dùng thuốc đường uống trong 3-5 ngày và duy trì điều trị sau phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ bệnh.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch xoang mũi, giảm tắc nghẽn.(2)

2.3 Phẫu thuật

Phương pháp này có thể được chỉ định trong trường hợp

  • Viêm mũi xoang mạn điều trị nội khoa tối đa nhưng không hiệu quả;
  • Viêm mũi xoang mạn tính có bất thường cấu trúc trên hình ảnh chụp CT gây cản trở dẫn lưu xoang: vẹo vách ngăn, khí hóa cuốn mũi…;
  • Viêm mũi xoang mạn tính có thoái hóa polyp.

Cách phòng ngừa viêm mũi xoang

Để phòng ngừa bệnh mũi xoang, mỗi người cần thực hành những điều sau đây.

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm;
  • Tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh như nhiễm virus cảm cúm, viêm họng, viêm tai…;
  • Giữ ấm mũi xoang;
  • Không hút thuốc lá;
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, hóa chất;
  • Tăng cường miễn dịch như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, vận động mỗi ngày.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tránh lây nhiễm mầm bệnh;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các tình trạng bất thường mũi xoang và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị viêm xoang mũi và các bệnh lý RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Share This Article

Bài viết liên quan:

dau vai gay 1

ĐAU VAI GÁY: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Từ lâu Bệnh đau vai gáy đã trở nên phổ biến và xuất hiện ở nhiều người bệnh với độ tuổi khác nhau. Những cơn đau ở vùng cổ, vai gáy gây ra nhiều khó khăn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày và công việc của người bệnh. Vậy nguyên nhân đau vai gáy đến từ đâu và cách điều trị ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây của chuyên khoa xương khớp Việt Đức Sài Gòn để tìm hiểu về căn bệnh này.