Search
Close this search box.

Rối Loạn Lo Âu

d6b0833c image 2@2x
  • Phòng Khám – Đoàn Nhất Tâm- lý trị liệu –
  • phương pháp hỗ trợ chữa lành an toàn, tự nhiên và giúp người bệnh SỐNG KHỎE
  • Có thể áp dụng với phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú.

Không cần dùng thuốc – Không can thiệp cơ thể – Không tác dụng phụ – Không biến chứng sau này

Rối loạn lo âu – buồn chán là gì?THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ C4 C5 C6 LÀ GÌ?

Dẫu biết, lo âu cũng là một trong những trạng thái bình thường của con người. Thế nhưng nếu nó xuất hiện một cách dày đặc và rối loạn thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Hội chứng rối loạn lo âu là bệnh lý khiến con người trở nên ám ảnh với các nỗi sợ hãi quá mức. Dù là các tình huống đơn giản, một khúc mắc vô lý cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng quá độ.

Những người mắc phải hội chứng này sẽ thường sống trong tâm trạng lo lắng thái quá, stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Đa phần những người mắc phải chứng rối loạn lo âu đều là nữ giới và không giới hạn độ tuổi.

Chứng rối loạn lo âu được chia thành 5 loại và con người có thể mắc một hoặc nhiều loại rối loạn lo âu cùng lúc, đó là:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa

Chứng rối loạn lo âu lan tỏa (hay còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể), sẽ khiến người bệnh trở nên lo lắng với hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống. Bất kỳ tác động nào đó xuất hiện cũng làm gia tăng sự căng thẳng, sợ hãi và kèm theo đó là triệu chứng suy nhược cơ thể, mất ngủ,…

  • Rối loạn lo âu hoảng loạn

Chứng rối loạn lo âu hoảng loạn sẽ khiến người bệnh luôn sống trong tình trạng sợ hãi, hoảng loạn kinh hoàng. Những cảm xúc này có lúc thì âm ỉ nhưng đôi khi lại kéo đến một cách dữ dội, bất chợt mà không cần bất cứ tác động ngoại lực nào.

Người mắc phải hội chứng này sẽ tự cô lập bản thân; không muốn tiếp xúc với mọi thứ xung quanh nhằm mục đích bảo vệ bản thân.

Rối loạn lo âu, buồn chán tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ
Rối loạn lo âu, buồn chán tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ
  • Rối loạn stress sau chấn thương

Rối loạn stress sau chấn thương là tình trạng dễ gặp phải với những ai vừa trải qua một sự kiện kinh hoàng; hay một khoảng thời gian khó khăn nhưng sau đó không thể giải tỏa được tư duy tiêu cực và giải phóng cơ thể khỏi những ám ảnh đã qua.

  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là chỉ những người luôn bị ám ảnh với một sự vật hay một sự việc nhất định như: sợ máu, sợ bẩn,… một cách quá độ.

  • Rối loạn lo âu xã hội

Chứng rối loạn lo âu xã hội có biểu hiện như: sợ đám đông, sợ người lạ; luôn cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi phải tiếp xúc với những người xa lạ hay những nơi đông người.

Những người mắc hội chứng này sẽ luôn tìm mọi cách để tránh né dù là đến các sự kiện vui vẻ. thoải mái.

Hội chứng rối loạn lo âu phân ly thường gặp ở nhiều trẻ em đang trong các cột mốc phát triển quan trọng nhưng phải trải qua sự phân ly, chia cách từ gia đình, bố mẹ.

Nhận biết rối loạn lo âu
Nhận biết rối loạn lo âu

Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu – buồn chán

Người mắc chứng rối loạn lo âu cần được hỗ trợ điều trị sớm và nhận được tình yêu và sự quan tâm từ mọi người xung quanh. Để nhận biết chứng bệnh này, bạn có thể tham khảo các biểu hiện đặc trưng dưới đây:

  • Stress, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng mà những người mắc bệnh đều gặp phải. Những tâm lý này sẽ khiến người bệnh bị dày vò liên tục đến mức kiệt quệ.
  • Mất khả năng tập trung và đưa ra quyết định: Khi não bộ và hệ thần kinh phải làm việc một cách quá tải sẽ khiến khả năng tư duy, ghi nhớ của con người trở nên sa sút trầm trọng.
  • Khó giữ bình tĩnh và kiểm soát hành vi: Đây được xem là dấu hiệu rõ rệt nhất của chứng rối loạn lo âu. Khi người bệnh trở nên stress, lo âu quá mức sẽ rất khó giữ bình tĩnh và dễ bị kích động. Những lúc như vậy họ thường đi lại liên tục, nói nhiều hơn nhưng não bộ lại không thể suy nghĩ bất kỳ điều gì.
  • Rơi vào trạng thái sợ hãi vô cớ: Người bệnh như bị ám ảnh bởi một điều gì đó nhưng lại không rõ nguyên do. Việc sống trong nỗi sợ hãi lâu sẽ khiến tâm lý bị tổn thương cực kỳ nghiêm trọng. Chúng ta có thể nhận thấy dấu hiệu này nếu người bệnh rơi vào một tình huống cụ thể.
  • Thay đổi về sức khỏe: tim đập nhanh, hít thở không sâu, thở gấp chân tay có hiện tượng run rẩy, tê buốt; ra mồ hôi trộm; rối loạn tiêu hóa; rối loạn giấc ngủ; suy nhược cơ thể.

Những nguy hiểm từ chứng rối loạn lo âu

Theo nghiên cứu từ các vụ tự sát có thể thấy, 18% các cuộc tự vẫn đều có liên quan đến chứng bệnh rối loạn lo âu. Còn xét theo tổng số người mắc phải hội chứng này thì có tới 30% số bệnh nhân đều đã nhiều lần nghĩ tới việc tự sát để giải thoát.

Có nhiều người còn chưa hiểu hết về dấu hiệu của căn bệnh này nên chỉ xem đó là một lại tính cách dị biệt; một số người thì tin rằng, những biểu hiện đó sẽ sớm chấm dứt vào tương lai nên đã để lỡ cơ hội trị liệu vàng.

Một số những tác hại mà hội chứng rối loạn lo âu có thể gây ra cho con người như:

  • Biến chứng thành bệnh lý nguy hiểm: suy nhược cơ thể, trầm cảm, bệnh về tim mạch, huyết áp; rối loạn tiêu hóa, suy giảm khả năng tình dục; mất dần khả năng tư duy, suy nghĩ.
  • Ảnh hưởng tới bản thân người bệnh: Có thể xuất hiện mong muốn tự sát và tự hành hạ cơ thể.
  • Ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ và xã hội: Người mắc hội chứng này thường rất khó chia sẻ, tự cô lập và luôn cáu gắt, đổ lỗi cho người khác dẫn tới các mối quan hệ trở nên xấu hơn rất nhiều.
Các bước dẫn đến một cơn hoảng loạn, lo âu
Các bước dẫn đến một cơn hoảng loạn, lo âu

Nguyên nhân gây chứng rối loạn lo âu – buồn chán

Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn lo âu hiện vẫn chưa được làm rõ nhưng đa phần những bệnh nhân mắc phải bệnh lý này đều có đặc điểm chung như:

  • Stress quá độ và sang chấn tâm lý: Đây là nguyên nhân lớn nhất mà đa số các bệnh nhân đều gặp phải.
  • Sử dụng các chất kích kích – chất cấm: cafe, rượu, bia, ma túy,… nếu bị làm dụng trong một thời gian dài sẽ còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề hơn cả chứng rối loạn lo âu.
  • Thay đổi hormone hạnh phúc: Hormone là một chất dẫn truyền thân kinh và nếu bị thiếu hụt sẽ gây ra tình trạng rối loạn tâm lý và cảm xúc.
  • Do yếu tố di truyền: Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, những người có bố mẹ từng mắc phải hội chứng rối loạn lo âu sẽ có khả năng mắc bệnh cao gấp 6 lần so với người bình thường.
  • Yếu tố tác động từ các bệnh lý liên quan: HIV; bệnh tim mạch; tiểu đường; bệnh đường ruột,… – những bệnh lý có thể khiến con người rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng kéo dài.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới chứng rối loạn lo âu hiện nay là Stress – tâm lý bất ổn

Sang chấn tâm lý là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến nhiều bất ổn tâm lý

Tâm lý trị liệu – Hỗ trợ trị liệu rối loạn lo âu hiệu quả

Liệu pháp Tâm lý trị liệu được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh rối loạn lo âu. Với phương pháp trị liệu này người bệnh có thể được can thiệp từ vùng sâu của tâm trí, Hỗ trợ trị liệu các nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, người bệnh có thể tự duy trì, cân bằng cảm xúc của chính mình để tránh vấn đề quay trở lại về sau.

Giải pháp trị liệu này chính là một cứu tinh của những ai đã dùng thuốc hỗ trợ điều trị nhưng vẫn Rối loạn lo âu trở lại hoặc không thể giảm thiểu các triệu chứng bệnh.

Rối loạn lo âu nếu không xuất phát từ các vấn đề về thể chất thì sẽ không có thuốc trị liệu. Muốn giải tỏa căn bệnh này thì cần được can thiệp trị liệu tâm lý.ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN LIỆT NỬA NGƯỜI: CẦN KIÊN TRÌ VÀ ÁP DỤNG ĐÚNG CÁCH

Thực tế, Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã giúp nhiều khách hàng thoát khỏi rối loạn lo âu kéo dài nhiều năm hồi phục sức khỏe và có cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ giúp bạn biết cách điều hòa lại cảm xúc, hiểu rõ nguồn gốc của bệnh lý và biết cách chiến thắng nó. Các mục đích chính của việc trị liệu tâm lý như:

  • Hiểu được nguyên nhân gây ra vấn đề rối loạn lo âu ở bản thân.
  • Hỗ trợ chữa lành các tổn thương tâm lý trong quá khứ đang ảnh hưởng đến vấn đề lo âu, sợ hãi hiện tại.
  • Thấu hiểu và biết cách quan sát bản thân.
  • Tự tin trong cuộc sống và yêu thương bản thân nhiều hơn.
  • Có kỹ năng để đối mặt, ứng phó, giải quyết xung đột với các tình huống gây lo âu, sợ hãi hiện tại.
  • Học được kỹ năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống và học cách mạnh mẽ, toàn vẹn và an toàn trong tương lai.
  • Kết nối và hòa hợp hơn với người thân, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người xung quanh.
  • Thay đổi những tư duy, niềm tin không phù hợp, không tích cực thành tư duy, niềm tin tích cực và tương hỗ.

Share This Article

Bài viết liên quan: