Search
Close this search box.

Hướng dẫn cách tập vật lý trị liệu tại nhà an toàn, hiệu quả

z4095394570503 026c1023e12084c3f224b7dc7f917f9f (1)

Tác giả: Phòng Vật Lý Trị Liệu- Đoàn Nhất Tâm

z5735794128574 958e3c226c541bdbaf1593733a9133f9

Vật lý trị liệu tại nhà là chuỗi bài tập thuộc hình thức vận động trị liệu. Các bài tập giúp người bệnh cải thiện được chức năng xương, khớp và làm thuyên giảm các cơn đau sau chấn thương hay phẫu thuật. Thực hiện vật lý trị liệu là phương pháp thúc đẩy quá trình lành thương hiệu quả. Nhưng nếu thực hiện sai cách, áp dụng những bài tập không phù hợp sẽ làm tình trạng xương, khớp trở nặng hơn. Người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ để chọn ra những bài tập vật lý trị liệu tại nhà.

Vật lý trị liệu tại nhà là gì?

Vật lý trị liệu là phương pháp hoàn toàn không xâm lấn đem lại hiệu quả điều trị cao. Trong chuyên khoa cơ xương khớp, vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến cho mọi trường hợp như:

  • Vật lý trị liệu trước phẫu thuật
  • Vật lý trị liệu sau phẫu thuật
  • Vật lý trị liệu trong bệnh lý khi chưa cần can thiệp phẫu thuật.

Để quá trình điều trị bệnh được đạt hiệu quả cao, bác sĩ sẽ ưu tiên kết hợp vật lý trị liệu cùng với các phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa khác.

Có 2 hình thức điều trị vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng tác nhân vật lý và phương pháp cần sự hỗ trợ, tập luyện của Kỹ thuật viên hoặc chính bản thân người bệnh (vận động trị liệu). Mỗi hình thức đều có những ưu điểm riêng. Chúng cũng thường được kết hợp với nhau để thúc đẩy thời gian hồi phục, giảm thiểu các cơn đau tại vị trí chấn thương cho người bệnh.

Vật lý trị liệu tại nhà thuộc hình thức vận động trị liệu. Đây là phương pháp điều trị nhằm hồi phục cơ lực và tầm vận động của khớp. Giáo án vật lý trị liệu bao gồm những bài tập có tác dụng cải thiện khả năng đi lại và giữ thăng bằng. Những bài tập này sẽ tăng tiến theo mức độ phục hồi bệnh lý của người bệnh, giúp người bệnh lấy lại đủ cơ lực và tầm vận động của khớp.

Vận động trị liệu cũng được chia nhỏ thành nhiều loại, bao gồm:

  • Vận động thụ động
  • Vận động chủ động có trợ giúp
  • Vận động chủ động
  • Vận động có kháng trở
  • Vận động có kháng trở tăng tiến

Vật lý trị liệu tại nhà có ưu điểm lớn nhất là người bệnh có thể thực hiện quá trình phục hồi chức năng tại nhà, không cần đến trung tâm trị liệu/bệnh viện. Người bệnh tiết kiệm được thời gian, không phải di chuyển và thoải mái hơn. Điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị. Tuy nhiên, người bệnh sẽ không nhận được hỗ trợ từ kỹ thuật viên trong lúc tập vật lý trị liệu tại nhà. Việc này sẽ làm giảm hiệu quả bài tập, hoặc có thể xảy ra chấn thương do thực hiện sai cách.

Do đó, người bệnh nên tuân theo đúng liệu trình, kế hoạch vật lý trị liệu được thiết lập bởi Bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu. Kế hoạch điều trị này đã dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ chấn thương và mục tiêu điều trị của từng người bệnh. Nếu muốn thay đổi bài tập, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo về tính an toàn và hiệu quả bài tập.

Ai cần thực hiện vật lý trị liệu ở nhà?

z4293161520171 a549dfda521c7ee47a4892719720b9cb

Vật lý trị liệu ở nhà được chỉ định cho những người gặp khó khăn trong di chuyển do bệnh lý như người lớn tuổi, người có sức khỏe yếu… Vật lý trị liệu tại nhà cũng được chỉ định cho người có tình trạng bệnh không nghiêm trọng, mức độ chấn thương nhẹ. Vật lý trị liệu tại nhà là phương pháp điều trị bảo tồn, giúp người bệnh hạn chế lệ thuộc vào thuốc, nhưng vẫn đạt được hiệu quả điều trị bệnh, cải thiện tốt chức năng cơ xương khớp.

Tập vật lý trị liệu tại nhà có hiệu quả không?

Vật lý trị liệu tại nhà vẫn đem lại hiệu quả nếu người bệnh thực hiện đúng phương, áp dụng các bài tập phù hợp.

Tập vật lý trị liệu tại nhà có một số hạn chế nhất định so với tập vật lý trị liệu tại trung tâm hay bệnh viện. Người bệnh không được tập luyện với những thiết bị vật lý trị liệu chuyên dụng hoặc các dụng cụ hỗ trợ. Điều này có thể làm chậm tiến độ tập trị liệu Tuy nhiên, điều quyết định hiệu quả điều trị vẫn là tác động từ những bài vận động đến đúng nhóm cơ cần được phục hồi và cải thiện.

Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng những dụng cụ tập luyện hỗ trợ nhỏ gọn, dễ tìm mua để thay thế cho những thiết bị chuyên nghiệp hơn. Cần tập luyện đúng cường độ, đúng tư thế và duy trì đủ thời gian thì vật lý trị liệu tại nhà mới phát huy hiệu quả điều trị.

Hướng dẫn cách tập vật lý trị liệu an toàn tại nhà

1. Chuẩn bị trước khi tập

Trước khi tập vật lý trị liệu tại nhà, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ điều trị, kỹ thuật viên để hiểu rõ tình trạng bệnh và mục tiêu điều trị.

Kỹ thuật viên có thể yêu cầu chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ quá trình tập luyện như dây kháng lực. Người bệnh cần đảm bảo chọn đúng loại phù hợp và biết cách sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ này. Nếu có thắc mắc, người bệnh hãy chia sẻ với bác sĩ và kỹ thuật viên để được hướng dẫn tận tình.

Cần nhớ rằng, khởi động là bước cần thiết trong mọi loại hình thể dục thể thao, bao gồm tập vật lý trị liệu tại nhà. Trong quá trình khởi động, cơ thể sẽ cung cấp lượng oxy và máu lên các cơ bắp, dây chằng và gân để khiến chúng đàn hồi hơn. Từ đó giảm nguy cơ bị chấn thương hoặc đau nhức cơ trong lúc tập luyện. Vì vậy, người bệnh cần phải khởi động kỹ khoảng 10 phút trước khi bắt đầu vào các bài tập chính.

2. Các bài tập giãn cơ

Các bài tập giãn cơ giúp kích thích lượng máu cung cấp đến toàn bộ cơ thể, kích thích các nhóm cơ và khớp nối hoạt động tối đa, từ đó làm tăng phạm vi chuyển động của cơ thể.

Các bài tập giãn cơ và kỹ thuật của từng bài

2.1 Giãn cơ tứ đầu đùi

  • Đứng thẳng người, dùng tay kéo chân cùng bên về phía đùi
  • Giữ đầu gối song song với mặt đất và duy trì khoảng 30 giây. Cảm nhận cơ đùi trước được kéo căng. Sau đó lặp lại với bên còn lại
  • Lưu ý, giữ thăng bằng trong quá trình thực hiện bằng cách gồng cơ bụng (cơ trọng tâm) hoặc vịn tay vào ghế

2.2 Giãn cơ đùi sau

  • Ngồi thẳng trên mặt đất, mở rộng chân trái, chân phải gập vào bên trong
  • Nghiêng người về cùng hướng với chân trái, tay chạm vào ngón chân
  • Cảm nhận phần đùi sau được kéo căng, giữ 30 giây và lặp lại với chân phải
  • Lưu ý, không kéo hoặc dùng lực mạnh lên ngón chân trong quá trình để hạn chế ảnh hưởng đến ngón chân

2.3 Giãn vùng xương chậu

  • Tay phải bám vào ghế hoặc tường để giữ thăng bằng, hai chân chéo nhau
  • Tay trái duỗi qua đầu và nghiêng người về bên phải
  • Giữ chặt cơ trọng tâm, hơi đổ người về phía trước, cảm nhận vùng chậu bên trái kéo căng và giữ trong 30 giây
  • Lặp lại với bên còn lại

2.4 Giãn cơ lưng dưới

  • Nằm ngửa, áp toàn bộ mặt lưng xuống sàn
  • Co chân đưa đầu gối về phía ngực. Lưu ý, phần hông và lưng dưới vẫn áp chặt dưới sàn, không được cong lên
  • Dùng tay ôm hai đầu gối tại ngực, cảm nhận lưng dưới được kéo giãn
  • Giữ trong 30 giây

2.5 Giãn cơ bẹn

  • Đặt 2 chân rộng hơn vai
  • Gối trái gập lại đồng thời đưa thân trên nghiêng sang bên trái và cảm nhận phần hông bẹn được kéo căng hết cỡ. Giữ 1-2 giây rồi đổi bên còn lại.
  • Lặp lại động tác 10 – 15 lần

3. Các bài tập kháng lực

Các bài tập kháng lực tập trung vào việc tăng sức mạnh của các nhóm cơ, cải thiện tình trạng yếu cơ do chấn thương hoặc bất động khớp lâu ngày. Những bài tập kháng lực có tác dụng làm giảm đau cơ xương khớp, tăng cường sức mạnh của các cơ bắp tay, chân, tim và phổi.

Người bệnh cần sử dụng dây kháng lực khi tập vật lý trị liệu tại nhà. Dây kháng lực có rất nhiều loại tương ứng với độ nặng (độ kháng lực) khác nhau. Cần tham vấn ý kiến với các kỹ thuật viên để chọn được mức độ nặng phù hợp và có kế hoạch tăng tiến phù hợp, tránh bị chấn thương trong lúc tập luyện.

3.1 Những bài tập kháng lực tại nhà gồm

Các bài tập cơ hông:

  • Cố định 1 đầu dây kháng lực tại chân ghế hoặc cột ở vị trí thấp ngang mắt cá chân, đảm bảo đầu dây không xê dịch
  • Vòng đầu dây còn lại qua cổ chân và đứng song song với chiều dài của dây
  • Gồng chặt cơ trọng tâm, hơi đổ người về phía trước
  • Dùng lực hông đưa chân lên theo phương ngang, cảm nhận cơ hông căng
  • Giữ 1 -2 giây rồi trở về vị trí đầu. Lặp lại khoảng 10 lần.
  • Tiếp tục với bên còn lại

Bài tập cơ vai:

  • Cố định chắc chắn 1 đầu dây kháng lực tại cột ở vị trí thấp ngang đầu gối
  • Đứng song song với chiều dài dây
  • Lưng nghiêng nhẹ về phía trước, gồng cơ trọng tâm chắc chắn
  • Dùng lực vai kéo đầu dây kháng lực lên đến vị trí ngang vai
  • Giữ lại 1-2 giây rồi về lại vị trí ban đầu
  • Lặp lại 10 – 12 lần mỗi bên

3.2 Bài tập tăng khả năng giữ thăng bằng

Cơ trọng tâm là một nhóm cơ quan trọng không chỉ giữ khả năng thăng bằng cho cơ thể mà còn giúp bảo vệ vùng cột sống, thắt lưng. Luyện tập sức mạnh cho cơ trọng tâm giúp cơ thể tăng được sức mạnh và ổn định được khả năng thăng bằng. Để nhóm bài tập được hiệu quả hơn, người bệnh có thể sử dụng bóng yoga (bóng bosu) để hỗ trợ.

Kỹ thuật các bài tập tác động vào cơ trọng tâm, tăng khả năng giữ thăng bằng gồm:

Bài tập plank nghiêng:

  • Tì một tay với bóng, nghiêng người về 1 bên, hai chân duỗi thẳng
  • Tay còn lại chống hông hoặc giơ lên cao
  • Nhấc chân không trụ lên, đồng thời gồng bụng chắc chắn
  • Giữ 30 giây và lặp lại với bên còn lại

Bài tập cây cầu:

  • Nằm ngửa trên mặt đất, bàn chân đặt chắc chắn lên bóng, hai tay duỗi thẳng
  • Tỳ chặt bàn chân vào bóng, đồng thời gồng bụng nhấc hông lên
  • Khi đầu gối, bụng và ngực tạo thành 1 đường thẳng thì giữ lại trong 30 giây
  • Lặp lại động tác khoảng 5 lần

Những rủi ro về sức khỏe có thể gặp phải

Chấn thương do sai kỹ thuật hoặc dùng lực quá mạnh là những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện vật lý trị liệu tại nhà. Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro từ vật lý trị liệu là không cao nhưng cũng có thể xảy ra. Người bệnh không thể theo dõi được tình trạng tim mạch của mình một cách chính xác như khi thực hiện với các kỹ thuật viên có dụng cụ đo chuyên dụng. Một số rủi ro cũng có thể xảy ra nếu người bệnh tập quá sức do không kiểm soát được nhịp tim.

Để phòng ngừa rủi ro, người bệnh nên thảo luận kỹ càng với bác sĩ và kỹ thuật viên nhằm duy trì mức độ an toàn và hiệu quả khi tập vật lý trị liệu tại nhà.

Khi nào cần tập vật lý trị liệu tại trung tâm/bệnh viện?

Người bệnh cần dừng lại quá trình vật lý trị liệu tại nhà khi:

  • Tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn sau 2 – 3 tuần tập.
  • Người bệnh cảm thấy đau bất thường trong lúc tập luyện

Đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất cảnh báo chương trình vật lý trị liệu tại nhà hiện tại không phù hợp với tình hình sức khỏe của người bệnh. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến các trung tâm/bệnh viện để được thăm khám và nhận chỉ định phục hồi chức năng từ bác sĩ.

ĐC: 140 Hùng Vương Phường 2 Q10 TPHCM

ĐT 081366752 ZALO 0918 667 452

Share This Article

Bài viết liên quan:

dau vai gay 1

ĐAU VAI GÁY: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Từ lâu Bệnh đau vai gáy đã trở nên phổ biến và xuất hiện ở nhiều người bệnh với độ tuổi khác nhau. Những cơn đau ở vùng cổ, vai gáy gây ra nhiều khó khăn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày và công việc của người bệnh. Vậy nguyên nhân đau vai gáy đến từ đâu và cách điều trị ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây của chuyên khoa xương khớp Việt Đức Sài Gòn để tìm hiểu về căn bệnh này.

Benh ly viem khop 1

TUYỂN DỤNG BS

Phòng khámĐoàn Nhất Tâm tuyển dụng 2 kỹ thuât viên VLTL 2 Bác sĩ y học cổ truyền các công việc sau: Đảm nhận công