Search
Close this search box.

CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH LÀ GÌ?

Chèn ép dây thần kinh là tình trạng tắc nghẽn trong hệ thống truyền dẫn tín hiệu của cơ thể, gây ra cảm giác tê buốt, ngứa ran, sưng tấy, đau nhói, nóng đỏ, co thắt cơ và cơ bắp yếu ớt… ở các khu vực bị ảnh hưởng.
dau day than kinh toa 1

CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH LÀ GÌ?
Chèn ép dây thần kinh là tình trạng tắc nghẽn trong hệ thống truyền dẫn tín hiệu của cơ thể, gây ra cảm giác tê buốt, ngứa ran, sưng tấy, đau nhói, nóng đỏ, co thắt cơ và cơ bắp yếu ớt… ở các khu vực bị ảnh hưởng.

80% trường hợp bị chèn ép dây thần kinh có liên quan tới các bệnh lý về cột sống và do các bệnh lý về xương cột sống gây ra như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, hẹp ống sống….
Một số khu vực thường gây chèn ép dây thần kinh như cột sống cổ, thắt lưng, vai gáy, cánh tay, cổ tay, chân, hông, sườn…

Chèn ép dây thần kinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường nếu không điều trị kịp thời. Nhẹ thì tê bì tay chân, đau nhức, ê buốt tay chân, ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc… nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp, tê liệt tay chân, bại liệt và tàn phế vĩnh viễn.

Hội chứng chèn ép dây thần kinh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng chèn ép dây thần kinh là tình trạng dây thần kinh bị gia tăng áp lực, chẳng hạn như: sụn, xương, cơ… Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau và cản trở cuộc sống của bạn. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

1. Hội chứng chèn ép dây thần kinh là gì?

Hiện tượng chèn ép dây thần kinh xảy ra khi có quá nhiều áp lực tác động từ các mô xung quanh như: sụn, xương, cơ hoặc dây chằng… Áp lực này phá vỡ chức năng của dây thần kinh, gây đau, ngứa ran, tê hoặc yếu cơ.

Chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Ví dụ, thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép rễ thần kinh, gây đau và lan tỏa xuống mặt sau của chân hoặc chèn ép dây thần kinh ở cổ tay có thể dẫn đến đau và tê ngón tay.

CHEN EP DAY THAN KINH LA GI
Hội chứng chèn ép dây thần kinh

2. Triệu chứng chèn ép dây thần kinh

2.1. Thường xuyên bị tê

Cảm giác tê nhức là triệu chứng điển hình của hiện tượng chèn ép dây thần kinh. Bởi, khi tác động, dòng tín hiệu thần kinh bị gián đoạn gây tê cứng trong thời gian ngắn nhưng lặp lại liên tục. Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra hiện tượng tê liệt vĩnh viễn.

2.2. Cảm giác như bị kim châm

Chức năng của dây thần kinh là truyền tín hiệu từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Do đó, bất cứ điều gì làm gián đoạn tín hiệu này đều xuất hiện triệu chứng tê như kim châm. Thông thường, hiện tượng này xảy ra ở khu vực nhất định và kéo dài 3-5 phút. Nếu chúng xuất hiện liên tục thì bạn nên kiểm tra sức khỏe đề phòng mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh.

2.3. Đau khớp

Đau khớp là triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của tình trạng dây thần kinh bị chèn ép. Cơn đau tỏa ra và di chuyển qua nhiều khớp nối với các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là vùng thắt lưng, khớp gối, bắp chân, cánh tay. Điều này xảy ra do dây thần kinh bị viêm và sưng, ảnh hưởng tới chức năng kết nối của chúng.

2.4. Bị yếu cơ ở một vùng nào đó

Suy yếu cơ bắp ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân thường là dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh vận động đang bị chèn ép. Dây thần kinh vận động mang tín hiệu từ não đến cơ, cơ yếu là dấu hiệu cho thấy sự kết nối thần kinh đang gặp vấn đề.

CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA THẬT ĐƠN GIẢN

Đau thần kinh tọa là hội chứng thần kinh đau dọc theo dây thần kinh tọa và các nhánh. Căn nguyên của bệnh thường là do thoát vị đĩa đệm. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hay cấp tính và tăng dần khi người bệnh gắng sức, thay đổi tư thế hoặc ho, hắt hơi.

1. ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA LÀ GÌ?

Đau dây thần kinh tọa (là Sciatica pain) là cơn đau toả ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Thông thường, đau thần kinh toạ chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

dau day than kinh toa 1

Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (dưới). Các đốt sống (xương tạo nên cột sống) được tách ra và được đệm bởi các đĩa tròn và các mô liên kết. Khi một đĩa bị mòn do chấn thương hoặc chỉ là sau nhiều năm sử dụng thì trung tâm của nó có thể bắt đầu đẩy ra khỏi vòng ngoài. Thêm vào đó, xương cột sống trên cột sống hoặc hẹp cột sống chèn ép một phần của dây thần kinh. Điều này gây ra viêm, đau và thường bị tê ở chân.

2. TRIỆU CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA

Dấu hiệu đặc biệt nhất của đau thần kinh tọa là cơn đau tỏa ra từ lưng dưới vào lưng hoặc bên cạnh hoặc chân. Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, hoặc đau dữ dội. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy như một cú điện giật. Hoặc có thể tồi tệ hơn khi ho hoặc hắt hơi, hoặc ngồi lâu cũng có thể làm cho triệu chứng của bệnh càng trở nên nặng hơn.

Một số trường hợp khác có thể bị tê, ngứa ra hoặc yếu cơ ở chân và bàn chân. Hoặc có thể bị đau một phần ở chân và tê ở một số bộ phận khác của cơ thể.

Đau thần kinh tọa nhẹ thường sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau ngày càng tăng lên và kéo dài hơn một tuần hoặc cơn đau ngày càng nghiêm trọng và tồi tệ cần phải được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp. Những trường hợp cần phải được chăm sóc bởi bác sĩ và các dịch vụ y tế khi bị đau đột ngột, dữ dội ở lưng hoặc chân và tê hoặc yếu ở chân. Hoặc cơn đau sau chấn thương như tai nạn giao thông, hoặc gặp khó khăn trong việckiểm soát ruột và bàng quang.

3. CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ ĐAU THẦN KINH TỌA

3.1 TUỔI TÁC

dau day than kinh toa o nguoi gia 1

Những thay đổi liên quan đến tuổi ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai cột sống là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa. Hầu hết những người đau thần kinh tọa thường từ 30 đến 50 tuổi.

3.2 CÂN NẶNG

Tăng thêm cân có thể gây áp lực lên cột sống đồng nghĩa với việc là những người thừa cân béo phì hoặc phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị thoát vị đĩa đệm.

3.3 BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tình trạng này ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.

3.4 DO ĐẶC THÙ CỦA CÔNG VIỆC

Những công việc đòi hỏi phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong một thời gian dài có thể đóng vai trò không nhỏ trong bệnh đau thần kinh tọa. Hoặc ngồi kéo dài hay có lối sống ít vận động thì có nhiều khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn những người thường xuyên hoạt động.

4. BIẾN CHỨNG CỦA ĐAU THẦN KINH TỌA

Cứng cột sống

Biến chứng này thường đi kèm với các cơn co thắt cơ bắp hoặc mất lực hoàn toàn ở chi dưới. Hiện tượng cứng cột sống xuất hiện phổ biến nhất là vào buổi sáng sau khi thức dây. Người bệnh có cảm giác cột sống bị đau, cứng khi nghiêng người hoặc di chuyển, gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.

Lúc này, dáng đi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới tinh thần của người bệnh.

Teo cơ vận động

Vì đau thần kinh tọa gây đau nhức khó chịu từ lưng xuống bàn chân của người bệnh nên sẽ cản trở ít nhiều trong quá trình vận động. Theo tâm lý, người bệnh hạn chế cảm giác đau bằng cách ít vận động hơn. Để lâu, phần bên chân có dây thần kinh tọa bị tổn thương sẽ gặp tình trạng teo rút, mất dần chức năng. Do đó, hành động đơn giản như đi lại cũng khó mà thực hiện được.

dau than kinh toa 3.jpg

Đại, tiểu tiện mất kiểm soát

Đây là một biến chứng mà người bệnh không kiểm soát được việc tiểu tiện/đại tiện làm cho nước tiểu và phân thoát ra ngoài ý muốn. Biến chứng này ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh.

Hơn nữa, người bệnh sẽ gặp phải nhiều bất ổn về tâm lý như: sợ hãi, tự ti, lo lắng và dễ cáu gắt. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề cả sức khỏe lẫn tinh thần.

Bại liệt chi dưới

Tình trạng đau dây thần kinh tọa tiến triển nặng có thể sẽ gây bại liệt chi dưới. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất không thể chủ quan. Nếu bị bại liệt, người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào những người xung quanh trong sinh hoạt thường ngày.

Share This Article

Bài viết liên quan: